Thành phố Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với những món ăn đặc sản hấp dẫn, những thắng cảnh kỳ vĩ mà còn được biết đến những làng nghề truyền thống, đầu tiên phải kể đến làng bún Long Kiên.
Làng bún Long Kiên ở phường Long Tâm, thành phố Vũng Tàu, từ lâu được biết đến là làng nghề lâu đời của vùng. Làng nghề xuất hiện từ những năm 1958, do những người dân di cư từ huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã mang vào thành phố Bà Rịa lập nghiệp, lúc đầu chỉ có 4 – 5 hộ sau này phát triển thành làng bún Long Kiên như bây giờ.
Để có thương hiệu phát triển, là cả quá trình trải qua những thăng trầm và đi lên từ những khó khăn của làng bún Long Kiên. Tận mắt chứng kiến quá trình phát triển thành làng nghề, du khách sẽ không ngừng ngưỡng mộ niềm đam mê của người dân vùng Long Kiên với nghề của mình.
Quy trình làm bún nghiêm ngặt, các công đoạn phải đảm bảo chất lượng. Và có lẽ, cái riêng của làng bún Long Kiên còn ở nguồn nước đặc biệt của vùng Long Kiên. Để làm được sợi bún trắng tinh, dẻo lại hơi dại có mùi vị của hạt gạo, các hộ dân rất chú ý trong việc chọn loại gạo. Một số loại chính như: Sơ Ri và Nàng Sâu, loại gạo này thường được mua từ xã Hòa Long, và được trồng 6 tháng, hạt nhỏ dài, màu trắng xanh, mùi thơm và đặc biệt nhiều chất dinh dưỡng hơn những loại gạo khác.
Với sự phát triển của công nghệ, làm bún thủ công được thay thế bằng máy móc nhưng vẫn giữ được chất lượng ban đầu và có thể đáp ứng nhu cầu cao của thực khách. Bên cạnh đó, làng bún Long Kiên phát triển đã mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người dân ở vùng Long Kiên, đảm bảo cuộc sống. Bún Long Kiên khi sử dụng không cần chế biến cầu kỳ, chỉ cần một bát nước chấm là có thể cảm nhận được hết cái hương vị thơm ngon của sợi bún.
Nếu có dịp ghé qua Vũng Tàu, sẽ thật thiếu sót nếu du khách không đặt chân đến làng bún Long Kiên để khám phá nét truyền thống được giấu mình trong những sợi bún Long Kiên nhé.
Ảnh: Internet
Nhận xét
Đăng nhận xét