Sông Hàn hay còn được gọi là Hàn Giang, dòng sông bắt đầu từ núi Ngũ Hành Sơn và đổ ra vịnh Đà Nẵng. Dòng sông gắn liền với mọi đổi thay thăng trầm của thành phố biển thân yêu này.
Sông Hàn chảy theo hướng Nam – Bắc, với tổng chiều dài hơn 7 km, khu vực cửa sông rộng chừng 1.200 mét và có độ sâu trung bình 5 mét. Ngã ba giữa quận Hải Châu, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn được tính là điểm bắt đầu của sông Hàn Đà Nẵng. Từ nguồn đó cho tới chân cầu Đỏ người địa phương vẫn thường phân khúc gọi là sông Cẩm Lệ.
Đặt mình nằm giữa thành phố sôi động, con sông không nặng đỏ phù sa như các sông của hai đồng bằng châu thổ Bắc, Nam. Sông hàn cũng không hiền hòa lững lờ như Sông Hương của Cố Đô. Con sông mang một nét đẹp khỏe khoắn cho thành phố trẻ soi bóng và phát triển từng ngày.
Trong lịch sử con sông là nhân chứng nhưng năm tháng cha ông chúng ta giữ nước. Giặc xâm lăng các phương thường đến nước ta bằng đường biển và luôn chọn Đà Nẵng để đặt bước chân đầu tiên. Con sông tiếp tục là hướng di chuyển cảu ngoại xâm từ biển vào sâu đất liền. Để chống giặc ngoài cha ông ta thường khóa vùng cửa sông bằng chông gai.
Con đường Bạch Đằng men theo bờ sông Hàn, chạy dọc nó để ngắm dòng sông thân yêu của Đà Nẵng để cảm nhận một thành phố trẻ đầy sắc sống soi mình xuống dòng sông. Sông Hàn vào buổi sớm, mang một nét đẹp dịu dàng hơn những thời khắc khác. Buổi trưa dòng chảy dường như trôi đi khỏe khoắn như nhịp chảy của chính thành phố, chiều về mang nét gì đó vui tươi. Và màn đêm sông hàn như kẻ si tình thao thức trong khi thành phố đang say nồng ngon giấc.
Có lẽ màn đêm trên sông Hàn luôn ấn tượng nhất, sắc màu của thành phố hội tụ đầy đủ dưới mặt sông, ánh đèn mờ ảo mà lung linh. Ngắm mặt sông ta tháy được tinh thần khí thế của cả một đô thi đang vươn lên mạnh mẽ sôi động. Sông Hàn còn soi bóng những cây cầu làm nên tên tuổi của Đà Nẵng: cầu Phước Thuận, cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tiên Sơn.
Ảnh: Internet.
Sông Hàn chảy theo hướng Nam – Bắc, với tổng chiều dài hơn 7 km, khu vực cửa sông rộng chừng 1.200 mét và có độ sâu trung bình 5 mét. Ngã ba giữa quận Hải Châu, Cẩm Lệ và Ngũ Hành Sơn được tính là điểm bắt đầu của sông Hàn Đà Nẵng. Từ nguồn đó cho tới chân cầu Đỏ người địa phương vẫn thường phân khúc gọi là sông Cẩm Lệ.
Đặt mình nằm giữa thành phố sôi động, con sông không nặng đỏ phù sa như các sông của hai đồng bằng châu thổ Bắc, Nam. Sông hàn cũng không hiền hòa lững lờ như Sông Hương của Cố Đô. Con sông mang một nét đẹp khỏe khoắn cho thành phố trẻ soi bóng và phát triển từng ngày.
Trong lịch sử con sông là nhân chứng nhưng năm tháng cha ông chúng ta giữ nước. Giặc xâm lăng các phương thường đến nước ta bằng đường biển và luôn chọn Đà Nẵng để đặt bước chân đầu tiên. Con sông tiếp tục là hướng di chuyển cảu ngoại xâm từ biển vào sâu đất liền. Để chống giặc ngoài cha ông ta thường khóa vùng cửa sông bằng chông gai.
Con đường Bạch Đằng men theo bờ sông Hàn, chạy dọc nó để ngắm dòng sông thân yêu của Đà Nẵng để cảm nhận một thành phố trẻ đầy sắc sống soi mình xuống dòng sông. Sông Hàn vào buổi sớm, mang một nét đẹp dịu dàng hơn những thời khắc khác. Buổi trưa dòng chảy dường như trôi đi khỏe khoắn như nhịp chảy của chính thành phố, chiều về mang nét gì đó vui tươi. Và màn đêm sông hàn như kẻ si tình thao thức trong khi thành phố đang say nồng ngon giấc.
Có lẽ màn đêm trên sông Hàn luôn ấn tượng nhất, sắc màu của thành phố hội tụ đầy đủ dưới mặt sông, ánh đèn mờ ảo mà lung linh. Ngắm mặt sông ta tháy được tinh thần khí thế của cả một đô thi đang vươn lên mạnh mẽ sôi động. Sông Hàn còn soi bóng những cây cầu làm nên tên tuổi của Đà Nẵng: cầu Phước Thuận, cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tiên Sơn.
Ảnh: Internet.
Nhận xét
Đăng nhận xét